Header Ads

Viêm mủ vành tai - nguyên nhân và hậu quả

Viêm mủ vành tai cũng như viêm tai giữa là triệu chứng thường gặp do các vi khuẩn gây nên. Vậy viêm mủ vành tai do đâu và tác hại của nó như thế nào?

Nguyên nhân gây viêm mủ vành tai

Viêm mủ vành tai tiền thân của nó là nhiễm trùng vành tai trên chính những tổn thương do tai gặp phải dưới tác động của các tác nhân gây hai, có thể nhìn thấy được hoặc không nhìn thấy được. Đây cũng chính là một hình thái của viêm tai.
Tổn thương vành tai do chấn thương là nguyên nhân thương gặp nhất, các hình thái có thể là: tím, bầm giập, xước xát, tụ máu, đứt rách hay mất mô vành tai.
Bệnh nhân bị viêm mủ vành tai
Bệnh nhân bị viêm mủ vành tai

Bệnh viêm tai giữa và các triệu chứng bệnh thường gặp

Nguyên nhân khác cũng có thể là do sự can thiệp thủ thuật không vô trùng hoặc do phẫu thuật vành tai hay xương chũm sang đến màng sụn và sụn.
Bên cạnh đó, những tổn thương do bỏng, chàm lạnh, viêm ống tai ngoài tiết dịch kéo dài cũng là thủ phạm gây nên viêm mủ vành tai.
Trong số các loại trực khuẩn gây viêm mủ vành tai, viêm tai giữa thì loại trực khuẩn nguy hiểm nhất là trực khuẩn mang tên: mủ xanh. Trực khuẩn mủ xanh hết sức “manh động” ái tính của nó đối với sụn là rất mạnh nên một khi nó đã tấn công thì sẽ tàn phá đến mức không thể kiểm soát được.

Hệ quả của bệnh viêm mủ vành tai

Vành tai nhô ra ở phần đầu cổ, mạch máu đi nuôi dưỡng đã nhỏ nay còn hẹp hơn dẫn đến sự cung cấp máu ở đay nghèo nàn.
Bởi vậy, nếu vành tai bị nhiễm khuẩn gây viêm mủ thì các “ vũ khí” để chống lại nó như thuốc và bạch cầu sẽ khó có thể “ra quân” ồ ạt được trên các con đường mạch máu vốn thưa thớt và trật hẹp ấy. Vì thế mà “quân ta” sẽ hoang mang trong việc khống chế tiêu diệt “quân địch” để giữ bình yên cho “doanh trại”.
Tại bị sưng, viêm
Tại bị sưng, viêm

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm tai giữa

Hơn nữa, do kết cấu tổ chức của vành tai đa phần chỉ có da và sụn. Trong khi da có sức đề kháng tốt thì sụn ngược lại, rất nhạy cảm. Màng sụn dính sát vào da do đó nếu da bị tổn thương thì nhiễm trùng dễ lan đến màng sụn và tới sụn. Khi đó nếu can thiệp quá muộn và không đúng cách thì sụn dễ bị hoại tử làm cho vành tai co quắp, biến dạng chẳng khác nào cái “nấm mèo”.
Có thể thấy tác hại của viêm tai nói chung cũng như viêm mủ vành tai nói riêng đối với cơ thể là rất khó lường.
Việc tốt nhất là chúng ta nên có cách phòng tránh khoa học để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tai để có một đôi tai tốt, luôn biết lắng nghe chứ đôi tai “lâu lâu mới hiểu” là không ổn đâu nhé!
Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
Được tạo bởi Blogger.