Header Ads

Cha mẹ phải làm gì khi con bị chảy mủ trong tai

Làm cha mẹ, giây phút được bên con là điều hạnh phúc nhất. Bạn có bao giờ để ý thấy tai con bị chảy mủ,lúc này phải làm gì để con không quấy khóc do tai đau?

Khi nào nhận biết tai con bị chảy mủ?

Các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi rất hay mắc các bệnh lý viêm tai như viêm tai ngoài hay viêm tai giữa. Lúc này, cơ thể bé còn chưa hoàn thiện, căn bản nhất chính là ở chỗ đường ống nối các phần tai mũi họng của trẻ còn nhỏ và hẹp, gây khó khăn trong việc lưu thông trong khu vực này.
Chảy mủ tai là khi trong tai tiết các dịch, có thể hơi lỏng hoặc sệt sêt, dính. Ban đầu không có mùi nhưng càng về sau mùi càng nặng rất khó chịu.
Bệnh chảy mủ tai còn gọi là bệnh thối tai thường gặp sau viêm xoang, viêm mũi, viêm VA hoặc do viêm họng. Khi thấy các dấu hiệu trẻ bị bệnh, ba mẹ hãy chữa bệnh viêm tai giữa cho con của mình ngay, tránh để xuất hiện những biến chứng của bệnh.

Bệnh có các triệu chứng đặc trưng:

Chảy mủ tai, đặc hay sánh hoặc mủ loãng màu vàng hay xanh xám; có khi lẫn hòa vào cả với máu..
Tai bị chảy mủ
Tai bị chảy mủ

Chữa viêm tai giữa hiệu quả nhanh bằng thuốc Đông y

Nếu được chẩn đoán sớm, sử dụng thuốc điều trị chảy mủ tai kịp thời kết hợp trích rạch màng nhĩ, điều trị tốt thì sau khoảng 2 tuần bện có thể khỏi.
Khi ấy, thính lực trở lại bình thường, trả lại việc thực hiện chức năng nghe bình thường cho trẻ.
Còn nếu kéo dài thời gian để màng nhĩ tự vỡ thì lỗ thủng có thể ở bất kể chỗ nào. Nếu lỗ thủng nhỏ hay quá nhỏ, sự dẫn lưu bị hạn chế, mủ bị ứ đọng là thủ phạm gây biến chứng.
Nếu để bệnh kéo dài, điếc ngày càng nặng kèm theo chứng ù tai, chóng mặt gây mất thăng bằng bình thường. Nên khi thấy những mầm mống ban đàu của bệnh ta phải tiến hành điều trị ngay tránh hậu quả không tốt cho con.

Cách xử trí khi tai con bị chảy mủ

Phụ huynh đừng quá lo lắng, viêm tai giữa ở trẻ em không phải là trường hợp hiếm. Tỉnh táo là cách tốt nhất để giúp con mau chóng lấy lại cơ thể khỏe mạnh thường ngày.
Vệ sinh tai đúng cách cho trẻ để phòng tránh viêm tai
Vệ sinh tai đúng cách cho trẻ để phòng tránh viêm tai

Viêm tai giữa có thể gây ra tử vong nếu không chữa trị

Trước tiên bạn hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được khám toàn diện. Tìm ra nguyên nhân của chảy mủ tai.
Nếu tai chảy mủ do bệnh viêm ống tai ngoài hoặc nhọt trong ống tai: các bác sĩ chỉ định hút sạch, kê kháng sinh uống 5 đến 7 ngày, sau đó bệnh sẽ khỏi.
Nếu mủ tai do viêm tai: có thể là viêm tai giữa cấp mủ hoặc là viêm tai giữa mãn mủ.
Bé sẽ được hút sạch mủ, nhỏ thuốc tai, vệ sinh tai đúng chuẩn.

Cách phòng tránh chảy mủ tai

Để đề phòng bệnh, tuyệt đối không được xì mũi bằng bằng cách bịt 2 lỗ mũi cùng một lúc, rất nhiều người không biết hoặc không lưu ý điều này.
Phải bịt một bên và để hở bên kia. Mục đích của việc làm này là để cho dịch thoát ra ngoài, thông mũi.
Đồng thời, không nên bơi lội, lặn hụp nơi nước bẩn, nhất là khi đang bị viêm mũi viêm xoang, nên điều trị viêm mũi xoang càng sớm càng tốt, nạo VA và cắt amiđan cho bé, nhất là các bé đã có tiền sử bị sởi, cúm, thương hàn…
Bệnh chảy mủ tai sẽ không nghiêm trọng khi bạn biết cách phòng ngừa hoặc nếu trót lỡ con bạn bị bệnh này thì hãy áp dụng những lời khuyên trên đây. Chúc bé mau khỏe !
Được tạo bởi Blogger.