Header Ads

Sổ mũi cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm tai giữa

Vào mùa lạnh, bé thường hay sổ mũi hắt hơi nhiều. Đây là một bệnh nhẹ của con nhưng bạn chớ xem thường. Nó có thể là dấu hiện bệnh nền của viêm tai giữa.

Viêm tai giữa mủ điển hình thường xuất hiện ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và ở tuổi này thì tần suất viêm VA cao. Số lượng trẻ bị viêm tai ngày càng tăng.
Trẻ bị sổ mũi có thể dẫn đến viêm tai
Trẻ bị sổ mũi có thể dẫn đến viêm tai

Viêm tai giữa không nguy hiểm, bạn làm nó nguy hiểm

Tại sao mủ lại có trong tai giữa? Làm thế nào để điều trị dứt khoát bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Đây là mối quan tâm của rất nhiều ông bố bà mẹ.

Tại sao sổ mũi lại có thể là nguy cơ của viêm tai giữa?

Trong mũi có chất nhày, người lớn thì sẽ tự biết hỉ mũi cho thông để dễ thở còn các em bé, đặc biệt những bé dưới 3 tuổi thì không làm chủ được điều đó, chứ biết hỉ mũi mà chỉ hít vào thôi.
Giữa tai và mũi là ống thông giữa tai và hòm nhĩ họng. Nếu chỉ hít vào mà không hỷ ra thì dịch ở hốc mũi sẽ tràn vào tai giữa, tích tụ trong đó dẫn đến lên mủ tai giữa hay chính là bệnh lý viêm tai giữa. Do đó mà viêm tai giữa ở trẻ em rất dễ xảy ra và có tỷ lệ mắc cao hơn người lớn.

Biểu hiện của viêm tai giữa ở trẻ em

Biểu hiện của viêm tai giữa rõ nhất là khi ngủ, bé sẽ thường làm hành động úp tay vào tai vì tai bị đau. Nên các mẹ nhớ chú ý thường xuyên theo dĩ những khác lạ của con hàng ngày, đặc biệt là khi con còn chưa biết nói, nũng, biết mách me. Đừng để đến khi tai chảy mủ rỉ ra mới tá hỏa , khi đó bệnh đã phát tác nặng và khó điều trị hơn.
Viêm tai giữa khiến trẻ hay quấy khóc
Viêm tai giữa khiến trẻ hay quấy khóc

Phân biệt viêm tai giữa với viêm tai ngoài như thế nào

Chữa bệnh viêm tai giữa cho trẻ không khó những cũng không phải chuyện dễ. Hãy đưa con đi khám bác sỹ để có lời khuyên chính xác nhất và cách điều trị thích hợp.
Mách bạn một mẹo rất hay mà lại cực kỳ đơn giản để kiểm tra con có mặc viêm tai không ngay tại nhà, đó là các mẹ hãy kéo tai con ra búng. Nếu bé khóc hay kêu đau, ráy tai ra nhiều, có đóng thành cục, ngoáy tai thấy ráy tai rất ướt thì hãy chuẩn bị tâm lý tốt nhất để chữa bệnh cho trẻ.

Phòng tránh như thế nào?

Thỉnh thoảng mẹ có thể kiểm tra tai cho con xem có dấu hiệu bất thường nào không bằng cách búng tai như trên.
Ngoài ra, để tránh nguy cơ viêm tai giữa, người mẹ cần sát sao hơn nữa, tích cực đẩy lũi các nguyên nhân gây cảm cúm sổ mũi. Đây có thể là bệnh nền của viêm tai.
Không được tắm cho bé lâu, để bé chơi với nước hay ngâm mình trong nước quá lâu. Khi bé sụt sịt là đã phải mua thuốc cho bé uống ngay đồng thời làm sạch mũi để dịch mũi không có cơ hội tràn vào tai giữa.
Được tạo bởi Blogger.